Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài cho sản phẩm tại Việt Nam có vi phạm pháp luật không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/08/2022

Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài cho sản phẩm tại Việt Nam có vi phạm pháp luật không? Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi bị xử phạt như thế nào?

Tôi vừa nhập một lô hàng từ nước ngoài về và trên đó có mã số mã vạch của nước ngoài thì đây là lần đầu tôi nhập hàng về nên không biết là cái mã số mã vạch này có thể sử dụng cho sản phẩm tại Việt Nam không? Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi bị xử phạt như thế nào?

Mong Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • 1. Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài cho sản phẩm tại Việt Nam có vi phạm pháp luật không?

      Căn cứ Điều 19 Thông tư 18/2018/TT-BKHCN' onclick="vbclick('6328E', '370799');" target='_blank'>Điều 19 Thông tư 18/2018/TT-BKHCN về hành vi vi phạm về sử dụng mã số mã vạch quy định tại Điều 32 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

      1. Hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa không thực hiện thủ tục gia hạn mà vẫn tiếp tục sử dụng mã số mã vạch đó cho sản phẩm, hàng hóa khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực.

      2. Hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 32 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công hoặc bao gói tại Việt Nam mà không thông báo bằng văn bản, kèm theo tài liệu chứng minh việc sử dụng mã số nước ngoài cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

      3. Hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP là hành vi cửa tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tự ý gắn mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) lên trước mã số mã vạch in trên nhãn hàng hóa mà chưa được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.

      4. Hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết sản phẩm, hàng hóa để xuất khẩu theo hợp đồng hoặc yêu cầu của khách hàng nước ngoài đã thực hiện đúng việc ghi nhãn hàng hóa, trên nhãn có gắn mã số mã vạch của tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hoặc chưa được tổ chức nước ngoài là chủ sở hữu mã số mã vạch cho phép.

      5. Hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 32 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch nhưng đã sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch để gian lận, đánh lừa người tiêu dùng hiểu nhầm tổ chức, cá nhân đó đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Tổ chức mã số mã vạch quốc tế cấp.

      Theo đó, khi bạn nhập hàng về từ nước ngoài mà sử dụng mã số mã vạch của nước ngoài cho sản phẩm của Việt Nam mà không thông báo bằng văn bản, kèm theo tài liệu chứng minh việc sử dụng mã số nước ngoài cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thì hành vi đó của bạn được xem là hành vi vi phạm về sử dụng mã số mã vạch.

      2. Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi bị xử phạt như thế nào?

      Tại Khoản 2, Khoản 6 Điều 32 Nghị định 119/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('53E99', '370799');" target='_blank'>Điều 32 Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 59 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('79EA7', '370799');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch, theo đó:

      2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

      a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;

      b) Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;

      c) Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.

      6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa, loại bỏ và tiêu hủy mã số mã vạch vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp không thể tách rời mã số mã vạch vi phạm ra khỏi sản phẩm, hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

      b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

      Như vậy, khi bạn sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi thì cá nhân sử dụng có thể bị phạt từ 6.000.000 đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, còn có thể áp dụng biện pháp buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa, loại bỏ và tiêu hủy mã số mã vạch vi phạm và tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp không thể tách rời mã số mã vạch vi phạm ra khỏi sản phẩm, hàng hóa.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn