Tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/09/2016

Em tôi điều khiển xe máy gây tai nạn, sau khi gia đình làm hoàn thành thủ tục bồi thường tổn thất cho người bị hại cả về phần viện phí và tổn thất tinh thần đã đến cơ quan CSTG xin lại phương tiện thì bị xử phạt 2.5 triệu đồng và phương tiện bị tạm giữ 2 tháng. Số tiền phạt và thời gian tạm giữ phương tiện đúng hay sai?

    • Trong tình huống nói trên bạn không nói rõ là em trai của bạn bị xử phạt cụ thể về hành vi nào, do dó, chúng tôi rất khó tư vấn chính xác cho bạn việc xử phạt với số tiền phạt và thời hạn tạm giữ phương tiện là đúng hay sai. Tuy nhiên, chúng tôi có thể đưa ra một số ý kiến như sau:

      Đối với các hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà hành vi đó sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2 tháng 4 năm 2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 9 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2 tháng 4 năm 2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ). Hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 về Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

      Trong trường hợp đã xác định được hành vi của em trai bạn là hành vi vi phạm hành chính thì ngoài việc phải chịu xử phạt tiền với mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm an toàn giao thông cụ thể theo quy định tại Điều 9 hoặc các Điều luật có liên quan đến các hành vi vi phạm đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự tại Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2 tháng 4 năm 2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 9 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2 tháng 4 năm 2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ) thì em trai của bạn còn có thể bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, cụ thể Khoản 15 Điều 1 Nghị định 71/2012/NĐ-CP.

      Bên cạnh đó, Điều 13 Thông tư số 11/2013/TT-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ Công an có quy định chi tiết thi hành Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 4 năm 2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 9 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2 tháng 4 năm 2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng có quy định về việc tạm giữ phương tiện.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn