Thẩm quyền ra quyết định thu hồi tang vật, phương tiện khi bỏ trốn

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/12/2016

Hạt kiểm lâm huyện phát hiện 01 xe ô tô chở gỗ, cán bộ của Hạt đuổi theo thì tài xế cùng những người có mặt trên xe bỏ trốn. Bỏ lại xe và khối lượng gỗ, cán bộ Hạt lập biên bản vi phạm, lập Biên bản và quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện. Sau khi làm các thủ tục thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng mà k có người đến nhận. Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết và thành lập Hội đồng định giá tài sán. Kết quả: Xe ô tô có giá trị 21.000.000 đồng; gỗ có giá trị là 7.471.740 đồng. Vậy cho em hỏi: Trường hợp này thẩm quyền ra quyết định thu hồi tang vật, phương tiện thuộc về ai? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Theo Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Thẩm quyền của Chủ tịch uỷ ban nhân dân như sau:

      1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;

      c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

      d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

      2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

      c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

      d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

      đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

      3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

      c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

      d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

      đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

      Trong trường hợp của bạn: Hạt kiểm lâm lập biên bản vi phạm, lập Biên bản và quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện của một xe gỗ bỏ trốn. Sau khi làm các thủ tục thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng mà k có người đến nhận. Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết và thành lập Hội đồng định giá tài sán. Kết quả: Xe ô tô có giá trị 21.000.000 đồng; gỗ có giá trị là 7.471.740 đồng. Theo đó, tổng giá trị xe ô tô và gỗ thu giữ được trị giá 28 471 740 đồng nên Chủ tịch UBND huyện có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện trên.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền ra quyết định thu hồi tang vật, phương tiện khi bỏ trốn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn