Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chánh thanh tra sở văn hóa thể thao du lịch

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/02/2017

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chánh thanh tra sở văn hóa thể thao du lịch. Theo quy định xử phạt của Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/13 quy định xử lý trong hoạt động thương mại...... Tại khoản 5 điều 103 quy định "Những người có thẩm quyền của cơ quan thanh tra quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và lĩnh vực quản lý của ngành". Như vậy, Chánh Thanh tra sở văn hoá, thể thao và du lịch có thẩm quyền xử phạt theo nghi định này không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • - Khoản 5 Điều 103 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định như sau: “Những người có thẩm quyền của cơ quan thanh tra quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và lĩnh vực quản lý của ngành”.

      - Khoản 3 Điều 1 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về phạm vi điều chỉnh của Nghị định 185/2013/NĐ-CP như sau:

      “Các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại về kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; về giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; về chứng từ, hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ; về đo lường hàng hóa; về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa lưu thông, kinh doanh trên thị trường; về nhãn hàng hóa; về sở hữu trí tuệ; về thủ tục đăng ký kinh doanh; về biển hiệu; về quảng cáo thương mại; về kinh doanh đấu giá hàng hóa; về mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và các hành vi vi phạm khác thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan”.

      - Điều 5 Luật quảng cáo 2012 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo như sau:

      “Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo

      1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

      2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

      3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

      4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền”.

      - Điều 10 Nghị định 71/2009/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở như sau:

      “Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở

      1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

      2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

      3. Trình Giám đốc Sở quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

      4. Kiến nghị Giám đốc Sở tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở khi có căn cứ cho rằng các quyết định đó trái pháp luật hoặc gây cản trở hoạt động thanh tra.

      5. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

      6. Kiến nghị Giám đốc Sở xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc quyền quản lý của Sở.

      7. Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; Trong trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh thanh tra tỉnh; đối với những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra chuyên ngành văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

      8. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở.

      9. Hướng dẫn, đôn đốc Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra.

      10. Báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.

      11. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

      12. Lãnh đạo Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật”.

      Như vậy, phạm vi điều chỉnh của Nghị định 185/2013/NĐ-CP bao gồm về quảng cáo thương mại. Theo Luật quảng cáo năm 2012 thì Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

      Theo Nghị định 71/2009/NĐ-CP thì Chánh Thanh tra sở văn hóa, thể thao và du lịch có nhiệm vụ và quyền hạn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

      Vậy, Chánh Thanh tra sở văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền xử phạt theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chánh thanh tra sở văn hóa thể thao du lịch. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 185/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn