Thiết bị phục vụ thi công vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt bị xử phạt như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 28/06/2022

Thiết bị phục vụ thi công vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt bị xử phạt như thế nào? Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là gì?

Gần tôi có một công trình đang thi công, tôi hay thấy những người làm ở đây hay để thiết bị phục vụ thi công lấn chiếm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt. Cho tôi hỏi hành vi này bị phạt vi phạm hành chính như thế nào? Xin cảm ơn!

    • Thiết bị phục vụ thi công vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt bị xử phạt như thế nào?

      Căn cứ Điểm c Khoản 1 và Điểm a Khoản 5 Điều 54 Nghị định 100/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('68181', '367709');" target='_blank'>Điều 54 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với thiết bị phục vụ thi công vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt như sau:

      1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      c) Để vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt khi khu gian chưa được phong tỏa hoặc hết thời gian phong tỏa khu gian.

      5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

      a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này buộc phải đưa vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt;

      Theo đó, hành vi thiết bị phục vụ thi công lấn chiếm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt sẽ bị xử phạt hành chính tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Tuỳ vào người có trách nhiệm trong hành vi để vật liệu này sẽ xử phạt theo mức trên. Đồng thời, buộc phải thiết bị ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt.

      Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là gì?

      Căn cứ Điểm g Khoản 2 Điều 3 Nghị định trên định nghĩa khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt như sau:

      g) Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là khoảng không gian dọc theo đường sắt đủ để tàu chạy qua không bị va quệt;

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn