Thời gian học sinh trường giáo dưỡng về chịu tang có được tính vào thời gian chấp hành quyết định không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/09/2022

Thời gian học sinh trường giáo dưỡng về chịu tang có được tính vào thời gian chấp hành quyết định không? Trường hợp nào phải có người phiên dịch khi vào thăm học sinh trong trường giáo dưỡng?

Xin chào ban biên tập, con tôi là học sinh trong trường giáo dưỡng, vừa rồi gia đình có tang nên có làm đơn xin phép nhà trường cho về nhà chịu tang thì không biết thời gian về nhà chịu tang có được tính vào thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng không? Xin được giải đáp.

    • Thời gian học sinh trường giáo dưỡng về chịu tang có được tính vào thời gian chấp hành quyết định không?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Thời gian học sinh trường giáo dưỡng về chịu tang có được tính vào thời gian chấp hành quyết định không?

      Căn cứ Điều 26 Nghị định 140/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('75C14', '374467');" target='_blank'>Điều 26 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định giải quyết trường hợp học sinh có việc tang hoặc trường hợp khó khăn đặc biệt như sau:

      1. Khi có việc tang của gia đình gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; ông nội, bà nội của vợ hoặc chồng, ông ngoại, bà ngoại của vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế, bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp; bố đẻ, mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế, bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của vợ hoặc chồng; con đẻ; người trực tiếp nuôi dưỡng; anh, chị, em ruột hoặc có trường hợp khó khăn đặc biệt và có đơn xin bảo lãnh của thân nhân gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể xem xét cho học sinh về gia đình không quá 05 ngày, không kể thời gian đi đường. Thời gian về gia đình được tính vào thời gian chấp hành quyết định.

      2. Khi giải quyết cho học sinh về gia đình, đại diện thân nhân gia đình học sinh đến nhận học sinh và viết cam kết quản lý học sinh trong thời gian được về nhà và chịu trách nhiệm đưa học sinh trở lại trường giáo dưỡng đúng thời gian quy định.

      3. Hết thời gian được về gia đình, học sinh phải tự giác đến chấp hành, nếu không tự giác thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức đưa học sinh đó trở lại trường giáo dưỡng; nếu học sinh trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định truy tìm.

      Như vậy, khi con anh/chị là học sinh trong trường giáo dưỡng về chịu tang ở nhà thì thời gian về chịu tang được tính vào thời gian chấp hành quyết định.

      2. Trường hợp nào phải có người phiên dịch khi vào thăm học sinh trong trường giáo dưỡng?

      Theo Khoản 1 Điều 24 Nghị định 140/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('75C14', '374467');" target='_blank'>Điều 24 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định chế độ thăm gặp thân nhân như sau:

      1. Chế độ thăm gặp thân nhân

      a) Học sinh được thăm gặp thân nhân tại nhà thăm gặp của trường giáo dưỡng, thời gian mỗi lần không quá 03 giờ theo thời gian làm việc của nhà trường, trường hợp ngoài giờ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.

      Thời gian thăm gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Trường hợp học sinh chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng, tích cực rèn luyện, học tập, học nghề và lao động hoặc để phục vụ công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ;

      b) Trường giáo dưỡng cấp Sổ thăm gặp theo mẫu thống nhất có danh sách của thân nhân học sinh. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp. Sổ thăm gặp phải được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

      Thân nhân đến thăm gặp phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu. Trường hợp thân nhân đến thăm gặp học sinh không có các giấy tờ nêu trên thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh đóng dấu giáp lai được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận.

      Thân nhân đến thăm gặp học sinh phải chấp hành đúng quy định của pháp luật, nội quy nhà thăm gặp và theo sự hướng dẫn của cán bộ trưởng giáo dưỡng;

      c) Khi thăm gặp phải sử dụng Tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số phải có cán bộ biết tiếng dân tộc đó hoặc người không biết Tiếng Việt phải thông qua người phiên dịch để giám sát.

      Theo đó, trường hợp gặp học sinh trong trường giáo dưỡng mà người gặp không biết Tiếng Việt phải thông qua người phiên dịch để giám sát.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn