Vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên bị phạt như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 04/05/2022

Vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên bị phạt như thế nào? Tàu cá sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị xử phạt như nào? Tôi phát hiện tàu cá khác có hành vi vứt bỏ lưới đánh bắt xuống biển và sử dụng công cụ kích điện để đánh bắt thủy sản, khi báo cáo với cơ quan thẩm quyền sẽ xử phạt vi phạm như thế nào?

    • Vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên bị phạt như thế nào?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản như sau:

      1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.

      2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định.

      3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp hoặc thả neo tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng.

      4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.

      5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

      6. Hình thức xử phạt bổ sung:

      a) Tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;

      b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

      Theo đó, hành vi vứt bỏ lưới đánh bắt thủy sản trái phép xuống biển sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

      Tàu cá sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị xử phạt như nào?

      Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản như sau:

      1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.

      2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.

      3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:

      a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;

      b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

      c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.

      4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

      5. Hình thức xử phạt bổ sung:

      a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1,2, 3 và 4 Điều này;

      b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

      Theo đó hành vi sử dụng công cụ kích điện để đánh bắt thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo như quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn