Xử phạt vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm trong lĩnh vực giao thông đường thủy như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/06/2022

Xử phạt vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm trong lĩnh vực giao thông đường thủy như thế nào? Xử phạt vi phạm quy định về vận tải qua biên giới hàng hóa siêu trường, siêu trọng trong lĩnh vực giao thông đường thủy được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về mức xử phạt Vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa siêu trường, siêu trọng trong lĩnh vực giao thông đường thủy. Mong được anh/chị hướng dẫn

    • Xử phạt vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm trong lĩnh vực giao thông đường thủy

      Căn cứ Điều 36 Nghị định 139/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

      1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

      a) Thuyền viên, người lái phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm mà không có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;

      b) Không chấp hành các quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm ghi trong giấy phép vận chuyển;

      c) Không trang bị thiết bị, dụng cụ phòng, chống cháy, nổ, độc hại;

      d) Không có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm;

      đ) Không thực hiện đúng quy trình làm sạch phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm;

      e) Thực hiện rửa, tẩy phương tiện sau khi vận tải hàng hóa nguy hiểm không đúng quy định.

      2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về vận tải hàng hóa nguy hiểm hoặc không có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất từ phương tiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định khi vận tải xăng, dầu, chất lỏng độc hại.

      3. Hình thức xử phạt bổ sung:

      Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này.

      Xử phạt vi phạm quy định về vận tải qua biên giới hàng hóa siêu trường, siêu trọng trong lĩnh vực giao thông đường thủy

      Căn cứ Điều 37 Nghị định 139/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

      1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa, hành khách qua biên giới mà không có giấy phép vận tải thủy qua biên giới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng không đúng phương án bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

      3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

      4. Hình thức xử phạt bổ sung:

      Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

      Xử phạt vi phạm quy định về chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện

      Căn cứ Điều 38 Nghị định 139/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

      1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn đến 1/5 chiều cao mạn khô của mỗi phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định này.

      2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện trong khoảng từ trên 1/5 đến 1/2 chiều cao mạn khô của mỗi phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định này, như sau:

      a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người;

      b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;

      c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;

      d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.

      3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn trên 1/2 chiều cao mạn khô của mỗi phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định này, như sau:

      a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người;

      b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;

      c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;

      d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.

      4. Hình thức xử phạt bổ sung:

      a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

      b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

      5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      Buộc đưa lên khỏi phương tiện số hàng hóa vượt quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn