Các cơ cấu và thiết bị chắn tự động phải bảo đảm hoạt động đường sắt theo trình tự gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 21/05/2018

Các cơ cấu và thiết bị chắn tự động phải bảo đảm hoạt động đường sắt theo trình tự gì? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Kim Nhã là sinh viên trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3. Theo thông tin tôi được biết thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết, tôi có tìm hiểu về vấn đề này tuy nhiên không hiểu nhờ ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Các cơ cấu và thiết bị chắn tự động phải bảo đảm hoạt động đường sắt theo trình tự gì? Thời gian đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang là bao lâu? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)

    • Trình tự các cơ cấu và thiết bị chắn tự động được quy định tại Khoản 2 Điều 24 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT' onclick="vbclick('5AFD2', '242531');" target='_blank'>Khoản 2 Điều 24 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 01/7/2018, cụ thể như sau:

      - Khi tàu đến gần đường ngang, đèn đỏ báo hiệu trên đường bộ và đèn đỏ trên cần chắn tự động bật sáng, chuông báo hiệu hoặc loa phát âm thanh tự động kêu. Sau từ 7 giây đến 8 giây, cần chắn bắt đầu đóng.

      - Khi tàu qua khỏi đường ngang, cần chắn tự động mở. Khi cần chắn đã mở hoàn toàn, đèn trên cần chắn và đèn tín hiệu trên đường bộ tự động tắt.

      Thời gian đóng chắn: Hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất 40 giây.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Trình tự các cơ cấu và thiết bị chắn tự động. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 25/2018/TT-BGTVT, Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 2 Điều 24 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn