Hệ thống chiếu sáng, chống ồn, cách âm, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ của trường mầm non phải được xây dựng như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 18/04/2018

Hệ thống chiếu sáng, chống ồn, cách âm, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ của trường mầm non phải được xây dựng như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Quốc Trung, tôi đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Gần đây, tôi có nhận dự án xây dựng trường mầm non. Tuy nhiên, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi, cụ thể là: Hệ thống chiếu sáng, chống ồn, cách âm, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ của trường mầm non phải được xây dựng như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc Quý Ban biên tập nhiều sức khỏe và thành công! (0908***)

    • Hệ thống chiếu sáng, chống ồn, cách âm, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ của trường mầm non phải được xây dựng như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • Hệ thống chiếu sáng, chống ồn, cách âm, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ của trường mầm non phải đáp ứng những yêu cầu về xây dựng theo quy định tại Tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3907:2011 về trường mầm non - yêu cầu thiết kế như sau:

      6.2.1. Thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho trường mầm non phải tuân theo quy định trong tiêu chuẩn TCXD 29 :1991. Hệ số chiếu sáng tự nhiên của các loại phòng phải lấy theo yêu cầu để tính toán khi thiết kế.

      6.2.2. Trong trường mầm non, các phòng sau đây cần thiết kế chiếu sáng tự nhiên trực tiếp:

      - Phòng sinh hoạt chung;

      - Phòng tắm rửa, vệ sinh;

      - Hiên chơi;

      - Nhà bếp.

      6.2.3 Thiết kế chiếu sáng nhân tạo cần tuân theo quy định trong tiêu chuẩn TCXD 16:1986.

      6.2.4. Tỷ lệ giữa diện tích cửa sổ với diện tích sàn của phòng lấy ánh sáng bên được quy định trong Bảng 3.

      Bảng 3 - Tỷ lệ giữa diện tích cửa sổ với diện tích sàn

      Tên các phòng

      Tỷ lệ cho phép

      Phòng sinh hoạt chung, phòng giáo dục thể chất hoặc phòng đa chức năng, phòng giáo dục nghệ thuật,

      1/5

      Phòng ngủ, phòng y tế

      1/6

      Các phòng khác

      1/8

      CHÚ THÍCH:

      1) Trường hợp lấy ánh sáng một phía thì tỷ lệ giữa chiều dài phòng và độ cao từ mép trên ô cửa sổ đến sàn nhà không lớn hơn 2,5 lần.

      2) Trường hợp phòng sinh hoạt chung lấy ánh sáng 1 phía thì chiều dài phòng không lớn hơn 6,60 m. Phòng sinh hoạt chung của các nhóm/lớp trên gác nên có sân trời hoặc ban công nhưng không được che nắng của các phòng ở tầng dưới.

      6.2.5. Chỉ tiêu độ rọi tối thiểu và chất lượng chiếu sáng trong trường mầm non phù hợp với TCVN 7114-1 : 2008, TCVN 7114-3 : 2008 và qui định trong Bảng 4.

      Bảng 4 - Chỉ tiêu độ rọi tối thiểu và chất lượng chiếu sáng trong trường mầm non

      Loại phòng

      Độ rọi

      (lux)

      Mật độ công suất tối đa

      (W/m2)

      Chỉ số chói lóa

      (URG)

      Chỉ số hiện màu

      (Ra)

      Ghi chú

      Phòng sinh hoạt chung

      300

      12

      19

      80

      Độ rọi ngang trên mặt bàn làm việc

      Chiếu sáng chung

      300

      12

      19

      80

      Phòng họp

      300

      12

      19

      80

      Phòng giáo viên

      300

      12

      22

      80

      Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng đa chức năng

      300

      12

      22

      80

      Hành lang, cầu thang

      100

      4

      22

      80

      6.2.6. Đèn sử dụng cho các phòng cần tránh ánh sáng chói, loá.

      6.2.7. Phòng sinh hoạt chung, phòng trẻ bú, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng đa chức năng, phòng y tế, nên dùng đèn chiếu sáng có nguồn ánh sáng tương đương với ánh sáng ban ngày. Các phòng khác có thể dùng đèn nung sáng. Khi dùng đèn huỳnh quang, nên hạn chế và giảm ảnh hưởng của hiệu ứng nhấp nháy.

      6.2.8. Thiết kế mạng điện trong trường mầm non cần đảm bảo các yêu cầu sau:

      a) Hệ thống điện trong lớp học phải đảm bảo an toàn;

      b) Dây dẫn, thiết bị phải được đi ngầm;

      c) Các ổ cắm điện, ăng-ten tivi, cầu chì, công tắc... các phòng trẻ sinh hoạt phải đặt ở độ cao không nhỏ hơn 1,50 m tính từ mặt sàn và phải có hộp hay lưới bảo vệ;

      d) Ngoài công tắc, cầu chì, trong bảng điện từng phòng cần có thêm 1 hoặc 2 ổ cắm điện để sử dụng khi cần thiết.

      6.2.9. Các phòng sinh hoạt chung, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng tuỳ theo nhu cầu sử dụng có thể lắp sẵn ổ cắm dây ăng-ten tivi và ổ cắm điện ở độ cao không nhỏ hơn 1,50 m và có tiếp đất.

      6.2.10. Trong điều kiện cho phép có thể thiết kế hệ thống điện thoại nội bộ và chuông điện.

      6.2.11. Hệ thống đường dây dẫn điện phải được thiết kế độc lập với các hệ thống khác và phải đảm bảo dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết. Lắp đặt đường dây dẫn điện và thiết bị điện phải tuân theo quy định trong tiêu chuẩn TCXD 25 :1991, TCXD 27 :1991 và TCXDVN 394 :2007.

      6.2.12. Hệ thống chống sét cần tuân theo quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 46 :2007.

      Trên đây là nội dung quy định về việc xây dựng hệ thống chiếu sáng, chống ồn, cách âm, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ của trường mầm non. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 3907:2011.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn