Không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có được hành nghề không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/07/2022

Không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có được hành nghề không? Các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề?

Chào ban biên tập, em đang là sinh viên năm cuối trường Đại học kiến trúc, em có vấn đề cần thắc mắc là sau khi ra trường mà không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì có trường hợp nào được hành nghề không? Xin được giải đáp.

    • Không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có được hành nghề không?
      (ảnh minh họa)
    • Không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có được hành nghề không?

      Căn cứ Điều 21 Luật Kiến trúc 2019 quy định về điều kiện hành nghề kiến trúc như sau:

      1. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc, cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này.

      2. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.

      3. Tổ chức hành nghề kiến trúc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này.

      Tại Điều 31 Luật trên có quy định về hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam như sau:

      1. Người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

      a) Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi;

      b) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.

      2. Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:

      a) Người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới 06 tháng thì thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc, từ 06 tháng trở lên thì thực hiện thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

      b) Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      3. Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thời gian tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam; quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam.

      Như vậy, không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc vẫn có thể hành nghề kiến trúc tùy vào từng công việc theo quy định trên.

      Các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề?

      Theo Điều 22 Luật Kiến trúc 2019 quy định về quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề như sau:

      1. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật và có các nội dung cơ bản sau đây:

      a) Nguyên tắc hành nghề;

      b) Cạnh tranh trong hành nghề;

      c) Bảo đảm quyền bình đẳng giới;

      d) Quyền sở hữu trí tuệ;

      đ) Ứng xử nghề nghiệp đối với đồng nghiệp và khách hàng.

      2. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc.

      3. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn