Nguyên tắc lập quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 31/05/2022

Nguyên tắc lập quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050? Phạm vi ranh giới quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?

    • Nguyên tắc lập quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?

      Căn cứ Tiểu mục 3, Mục II Điều 1 Quyết định 642/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nguyên tắc như sau:

      Nguyên tắc lập quy hoạch

      - Đảm bảo sự tuân thủ, bám sát theo quy định của Luật Quy hoạch, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện một số điều của Luật Quy hoạch, các quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      - Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 -2025 của cả nước, các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng của cả nước; cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng Đông Nam bộ, quy hoạch Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam trên địa bàn Thành phố; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

      - Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất.

      - Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, tính dự báo, tính khả thi, sử dụng hiệu quả nguồn lực; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch và tính bảo tồn.

      - Đảm bảo tính khả thi trong triển khai, phù hợp với khả năng thực tế và nguồn lực thực hiện của Thành phố thời kỳ 2021-2030 và khả năng huy động nguồn lực trong tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng các phương án, định hướng phát triển phù hợp với xu thế phát triển và vận động của bối cảnh trong và ngoài nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

      - Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.

      Phạm vi ranh giới quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?

      Căn cứ Tiểu mục 2, Mục 1 Điều 1 Quyết định 642/QĐ-TTg năm 2022 quy định về phạm vi như sau:

      Phạm vi ranh giới quy hoạch

      - Phần lãnh thổ đất liền: toàn bộ diện tích của Thành phố Hồ Chí Minh là 2.095 km2.

      - Tọa độ địa lý: từ 10°10' đến 10°38' vĩ độ Bắc và 106°22' đến 106°54' kinh độ Đông.

      - Ranh giới hành chính: bao gồm thành phố Thủ Đức và 21 đơn vị hành chính cấp quận, huyện. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương; phía Nam giáp biển Đông; phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.

      - Phần không gian biển: được xác định trên cơ sở Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13, Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về việc giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” và các văn bản liên quan.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn