Phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc tính kỹ thuật về cháy như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 04/03/2022

Việc phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc tính kỹ thuật về cháy được pháp luật quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về các nội dung này để phục vụ công việc, mong được anh chị hướng dẫn.

    • Căn cứ Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD' onclick="vbclick('73E85', '357864');" target='_blank'>Thông tư 02/2021/TT-BXD có quy định về việc phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc tính kỹ thuật về cháy như sau:

      B.1 Vật liệu xây dựng được phân thành hai loại: vật liệu cháy và vật liệu không cháy theo các trị số của các thông số thử nghiệm cháy như sau:

      a) Vật liệu không cháy, phải bảo đảm trong suốt khoảng thời gian thử nghiệm:

      - Mức gia tăng nhiệt độ của lò đốt không quá 50 ºC.

      - Khối lượng mẫu bị giảm không quá 50 %.

      - Thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 10 s.

      b) Vật liệu cháy là vật liệu khi thử nghiệm, không thỏa mãn một trong 3 yếu tố trên.

      CHÚ THÍCH 1: Các thông số thử nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn ISO 1182 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

      CHÚ THÍCH 2: Một số vật liệu thực tế sau được xếp vào vật liệu không cháy: Các vật liệu vô cơ nói chung như bê tông, gạch đất sét nung, gốm, kim loại, khối xây và vữa trát, và tương tự.

      B.2 Theo tính cháy, vật liệu cháy được phân thành 4 nhóm, ứng với các thông số cháy thử nghiệm như quy định tại Bảng B.1.

      Bảng B.1 - Phân nhóm vật liệu cháy theo tính cháy

      Nhóm cháy của vật liệu

      Các thông số cháy

      Nhiệt độ khí trong ống thoát khói
      (ký hiệu T),

      ºC

      Mức độ hư hỏng làm giảm chiều dài mẫu
      (ký hiệu L),

      %

      Mức độ hư hỏng làm giảm khối lượng mẫu
      (ký hiệu m),

      %

      Khoảng thời gian tự cháy,

      s

      Ch1 - Cháy yếu

      ≤ 135

      ≤ 65

      ≤ 20

      0

      Ch2 - Cháy vừa phải

      ≤ 235

      ≤ 85

      ≤ 50

      ≤ 30

      Ch3 - Cháy mạnh vừa

      ≤ 450

      > 85

      ≤ 50

      ≤ 300

      Ch4 - Cháy mạnh

      > 450

      > 85

      > 50

      > 300

      CHÚ THÍCH 1: Các thông số thử nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn Quốc gia hiện hành hoặc tiêu chuẩn tương đương về phương pháp thử tính cháy của vật liệu xây dựng

      CHÚ THÍCH 2: Nếu thử nghiệm theo ISO 1182, các vật liệu đáp ứng yêu cầu sau cũng được xếp vào nhóm vật liệu cháy yếu:

      a) Mức gia tăng nhiệt độ của lò đốt không quá 50 ºC;

      b) Khối lượng mẫu bị giảm không quá 50 %,

      c) Thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 20 s.

      B.3 Theo tính bắt cháy, vật liệu cháy được phân thành 3 nhóm ứng với các thông số thử nghiệm cháy như quy định tại Bảng B.2.

      Bảng B.2 - Phân nhóm vật liệu cháy theo tính bắt cháy

      Nhóm bắt cháy của vật liệu

      Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn, kW/m2

      BC1 - khó bắt cháy

      ≥ 35

      BC2 - bắt cháy vừa phải

      ≥ 20 và < 35

      BC3 - dễ bắt cháy

      < 20

      CHÚ THÍCH: Các thông số thử nghiệm được xác định theo ISO 5657 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

      B.4 Theo tính lan truyền lửa trên bề mặt, vật liệu cháy được phân thành 4 nhóm ứng với các thông số thử nghiệm cháy như quy định tại Bảng B.3.

      Bảng B.3 - Phân nhóm vật liệu cháy theo tính lan truyền lửa trên bề mặt

      Nhóm lan truyền lửa trên bề mặt của vật liệu

      Cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn, kW/m2

      LT1 - không lan truyền

      ≥ 11

      LT2 - lan truyền yếu

      ≥ 8 và < 11

      LT3 - lan truyền vừa phải

      ≥ 5 và < 8

      LT4 - lan truyền mạnh

      < 5

      CHÚ THÍCH: Các thông số thử nghiệm được xác định theo ISO 9239-2 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

      B.5 Theo khả năng sinh khói, vật liệu cháy được phân thành 3 nhóm ứng với các thông số thử nghiệm như quy định tại Bảng B.4.

      Bảng B.4 - Phân nhóm vật liệu cháy theo khả năng sinh khói

      Nhóm theo khả năng sinh khói của vật liệu

      Trị số hệ số sinh khói của vật liệu, m2/kg

      SK1 - khả năng sinh khói thấp

      ≤ 50

      SK2 - khả năng sinh khói vừa phải

      > 50 và ≤ 500

      SK3 - khả năng sinh khói cao

      > 500

      CHÚ THÍCH: Các thông số thử nghiệm được xác định theo ISO 5660-2 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

      B.6 Theo độc tính, vật liệu cháy được phân thành 4 nhóm ứng với chỉ số độc tính HCL50 của sản phẩm cháy như quy định tại Bảng B.5.

      Bảng B.5 - Phân nhóm vật liệu cháy theo độc tính

      Nhóm theo độc tính của vật liệu

      Chỉ số HCL50, g/m3, tương ứng với thời gian để lộ

      5 phút

      15 phút

      30 phút

      60 phút

      ĐT1 - độc tính thấp

      > 210

      > 150

      > 120

      > 90

      ĐT2 - độc tính vừa phải

      > 70 và ≤ 210

      > 50 và ≤ 150

      > 40 và ≤ 120

      > 30 và ≤ 90

      ĐT3 - độc tính cao

      > 25 và ≤ 70

      > 17 và ≤ 50

      > 13 và ≤ 40

      > 10 và ≤ 30

      ĐT4 - độc tính đặc biệt cao

      ≤ 25

      ≤ 17

      ≤ 13

      ≤ 10

      CHÚ THÍCH: Các thông số thử nghiệm và tính toán chỉ số HCL50 theo của ISO 13344 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn