Quy định về hệ thống điện trong đảm bảo an toàn cháy cho nhà thuộc nhóm F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/03/2022

Quy định về hệ thống điện trong đảm bảo an toàn cháy cho nhà thuộc nhóm F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp theo pháp luật hiện nay? Tôi có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề như trên. Mong được anh/chị hướng dẫn.

    • Căn cứ Tiểu mục A.2.28 Mục A.2 Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD' onclick="vbclick('73E85', '357800');" target='_blank'>Thông tư 02/2021/TT-BXD có quy định về hệ thống điện trong đảm bảo an toàn cháy nhà nhà thuộc nhóm F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp như sau:

      A.2.28.1 Điện cấp cho các hệ thống thiết bị kỹ thuật nêu dưới đây phải bảo đảm duy trì sự làm việc của các thiết bị đó trong thời gian không ít hơn 3 giờ kể từ khi có cháy và phải được lấy từ 3 nguồn cấp độc lập:

      - Thang máy chữa cháy;

      - Các thiết bị của hệ thống bảo vệ chống cháy;

      - Hệ thống báo cháy tự động và hướng dẫn thoát nạn;

      - Các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động và cấp nước chữa cháy;

      - Các thiết bị bảo vệ chống cháy cho hệ thống thiết bị kỹ thuật;

      - Các trang thiết bị phục vụ cứu hộ - cứu nạn.

      A.2.28.2 Các cáp điện từ trạm biến áp và từ nguồn cấp độc lập đến các thiết bị phân phối đầu vào ở mỗi khoang cháy phải được đặt trong các kênh (hộp) riêng biệt với khả năng chịu lửa theo quy định tại A.2.24, hoặc phải là các cáp có khả năng chịu lửa.

      A.2.28.3 Ở các thiết bị phân phối đầu vào của mỗi khoang cháy phải có thiết bị ngắt bảo vệ và được xử lý bảo vệ chống cháy.

      A.2.28.4 Ở các tủ phân phối của tầng, và ở các bảng điện của các căn hộ đều phải có thiết bị ngắt bảo vệ. Cấu tạo kết cấu của các tủ này phải bảo đảm loại trừ được khả năng lan cháy ra ngoài phạm vi tủ.

      A.2.28.5 Ở các vị trí các cáp và dây dẫn xuyên qua các cấu kiện xây dựng có yêu cầu khả năng chịu lửa thì liên kết chèn khe hở của cáp phải có giới hạn chịu lửa không thấp hơn giới hạn chịu lửa của cấu kiện mà cáp và dây xuyên qua.

      A.2.28.6 Các đèn chiếu sáng thoát nạn phải bảo đảm duy trì hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao.

      A.2.28.7 Cáp (dây) dẫn điện từ tủ phân phối của tầng đến các gian phòng, phải được đi trong các kênh dẫn hoặc trong các cấu kiện xây dựng làm từ vật liệu không cháy.

      A.2.28.8 Dây điện và cáp điện từ thiết bị phân phối đầu vào đến các hệ thống bảo vệ chống cháy (thiết bị điện của hệ thống chữa cháy, báo cháy, hút xả khói, chiếu sáng thoát nạn và tương tự) phải được thực hiện bằng các cáp có khả năng chịu lửa (dây điện và cáp điện có lớp khoáng hoặc dây điện và cáp điện khác có giới hạn chịu lửa không thấp hơn 120 phút).

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn