Ấn chỉ ngành Hải quan trong quy trình cấp phát, điều chuyển ấn chỉ không qua kho được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/05/2019

Tìm hiểu quy định của pháp luật về quy trình cấp phát ấn chỉ. Tôi có thắc mắc sau tôi mong nhận phản hồi. Thắc mắc có nội dung: Ấn chỉ ngành Hải quan trong quy trình cấp phát, điều chuyển ấn chỉ không qua kho được quy định như thế nào? Mong sớm nhận phản hồi. 

    • Ấn chỉ ngành Hải quan trong quy trình cấp phát, điều chuyển ấn chỉ không qua kho được quy định tại Khoản 3 Điều 7 Quyết định 4281/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế Quản lý ấn chỉ Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:

      a) Các trường hợp ấn chỉ không qua kho:

      - Tổng cục nhận ấn chỉ mua từ nhà cung cấp nhưng không qua kho mà xuất thẳng ấn chỉ cho các Cục Hải quan;

      - Cục Hải quan nhận ấn chỉ từ Tổng cục nhưng không qua kho mà xuất thẳng ấn chỉ cho các Chi cục Hải quan;

      - Tổng cục điều chuyển ấn chỉ giữa các Cục Hải quan;

      - Cục Hải quan điều chuyển ấn chỉ giữa các Chi cục Hải quan;

      b) Các chứng từ yêu cầu khi lập phiếu luân chuyển ấn chỉ không qua kho:

      b1. Đối với trường hợp Tổng cục nhận ấn chỉ từ nhà cung cấp nhưng không nhập kho mà xuất thẳng ấn chỉ cho các Cục Hải quan gồm:

      - Văn bản thông báo cấp phát ấn chỉ của Tổng cục Hải quan;

      - Phiếu xuất kho của nhà cung cấp hoặc Phiếu nhập kho của Cục hoặc Biên bản bàn giao hàng hóa;

      b2. Đối với trường hợp Chi cục Hải quan nhận ấn chỉ trực tiếp từ Tổng cục:

      - Tại Tổng cục Hải quan:

      + Văn bản thông báo cấp phát ấn chỉ cho Cục Hải quan;

      + Văn bản đề nghị cấp phát ấn chỉ của Cục Hải quan.

      - Tại Cục Hải quan:

      + Văn bản thông báo cấp phát ấn chỉ cho Chi cục Hải quan;

      + Phiếu xuất kho của Tổng cục Hải quan cho Chi cục Hải quan/Phiếu nhập kho của Chi cục.

      b3. Tổng cục điều chuyển ấn chỉ giữa các Cục Hải quan gồm:

      + Văn bản đề nghị cấp phát ấn chỉ của Cục Hải quan (nếu có);

      + Văn bản thông báo điều chuyển ấn chỉ của Tổng cục Hải quan;

      + Phiếu xuất kho của Cục Hải quan.

      b4. Cục Hải quan điều chuyển ấn chỉ giữa các Chi cục Hải quan gồm:

      + Văn bản đề nghị cấp phát ấn chỉ của Chi cục Hải quan (nếu có);

      + Văn bản thông báo điều chuyển ấn chỉ của Cục Hải quan;

      + Phiếu xuất kho của Chi cục Hải quan.

      c) Kế toán ấn chỉ /Cán bộ được giao làm nhiệm vụ quản lý ấn chỉ có trách nhiệm:

      - Lập phiếu trong trường hợp không qua kho (01 liên) theo các phương thức nhập, phương thức xuất tương ứng (Mẫu C20/21-AC) khi có đầy đủ chứng từ yêu cầu theo quy định tại Điểm b Khoản này.

      - Lưu giữ, bảo quản chứng từ gốc và ghi sổ theo dõi/kế toán.

      d) Trình tự luân chuyển chứng từ:

      Sau khi Kế toán/Cán bộ được giao làm nhiệm vụ quản lý ấn chỉ lập phiếu nhập/xuất trong trường hợp không qua kho, ký tên chuyển cho Kế toán trưởng/Lãnh đạo phụ trách bộ phận ký, ghi rõ họ tên (ký theo từng liên) giao cho kế toán ấn chỉ lưu.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn