Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của ngành Hải quan

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/08/2018

Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của ngành Hải quan bao gồm các phương tiện nào? Chào Ban biên tập, tôi là Hữu Hy, hiện là sĩ quan quân đội đã về hưu, gần đây tôi được biết các bộ ngành rất quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy. Vậy cho tôi hỏi, các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của ngành Hải quan bao gồm các phương tiện nào?

    • Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của ngành Hải quan bao gồm các phương tiện quy định tại Điều 16 Quyết định 1509/QĐ-TCHQ năm 2016' onclick="vbclick('4C5BE', '255969');" target='_blank'>Điều 16 Quyết định 1509/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:

      1. Các hệ thống: báo cháy tự động; chữa cháy tự động sprinkler hoặc bán tự động drencher; chữa cháy vách tường; họng nước chữa cháy trong, ngoài nhà; cấp nước chữa cháy trong, ngoài nhà.

      2. Các thiết bị phương tiện PCCC: xe đẩy chữa cháy, máy bơm chữa cháy hoặc cấp nước chữa cháy di động; các thiết bị, đầu báo, đầu dò: nhiệt, khí ga, khói...

      3. Các loại trụ nước cứu hỏa; lăng, vòi và phụ kiện đồng bộ kèm theo: đầu phun nước, khóa nối, ezector, van...

      a) Lưu ý:

      “Vòi (ống nước mềm) chữa cháy hiện chủ yếu có hai cỡ Ø50mm và Ø60mm. Chiều dài phổ biến là 20m. Vì vậy chú ý chọn loại vòi có Ø phù hợp với khớp nối của đường ống cấp nước cứu hỏa của công trình.

      - Lăng (đầu phun nước) có hai loại: lăng A Ø60mm và lăng B Ø50mm.

      b) Ngoài hai loại lăng, vòi trên có thể có thêm các loại khác.

      c) Lăng, vòi và phụ kiện kèm theo phải đồng bộ về kích cỡ ghép nối.

      4. Các loại bình chữa cháy:

      a) Kiểu kết cấu: cầm tay mini; xách tay; có bánh xe; treo, đặt chữa cháy tự động, trong đó:

      - Bình mini thích hợp dùng trang bị cho phương tiện cơ giới đường bộ (xe ôtô, xe máy...)

      - Bình xách tay và bình có bánh xe thích hợp trang bị cho dập cháy các công trình tài sản cố định, thường đặt cạnh khu vực bảo vệ.

      - Bình treo: thường ký hiệu là ZYW (Trung quốc) thích hợp đặt tại nơi có tính độc hại, không có người thường trực và có nguy cơ xảy cháy cao như kho tàng, khu lưu trữ tài liệu, trạm điện... Loại bình này dùng bảo vệ cục bộ theo diện tích hoặc thể tích. Treo trên diện tích hoặc khối tích cần bảo vệ và không nên cao quá 3m.

      - Bình cầu: Mục đích, công dụng tương tự như loại bình treo. Dùng đặt tại nơi cần bảo vệ và có khả năng dập các loại đám cháy do xăng dầu, do điện và cháy do các vật liệu thông thường khác như củi giấy vải...

      b) Loại chất chữa cháy:

      - Bình bột, bột tổng hợp:

      + Với bình bột loại ABC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất rắn, lỏng, khí.

      + Với bình bột loại BC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất lỏng, khí. Ít hiệu quả với đám cháy chất rắn.

      + Bình bột dập được đám cháy thiết bị điện có điện áp tới 380v.

      Lưu ý: không nên dùng bình bột để dập đám cháy các thiết bị có độ chính xác cao, thực phẩm hay vật dụng ăn uống vì chất phun còn lưu lại trên vật cháy.

      - Bình khí (chủ yếu là khí CO2 lỏng).

      + Thường dùng để dập các đám cháy thiết bị điện, điện tử có điện áp đến <1000v, thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy trên vật cháy.

      + Thích hợp dập các đám cháy trong buồng, phòng, hầm, các nơi kín khuất gió.

      + Lưu ý: Bình khí không thích hợp chữa các đám cháy ngoài trời hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí. Không dùng dập các đám cháy than, kim loại nóng đỏ vì sẽ tạo khí CO là khí độc và rất dễ nổ. Khi dùng không sơ suất để khí CO2 phun vào người gây bỏng lạnh.

      5. Các trang bị phòng hộ cá nhân: áo, quần, giày, ủng, găng tay chống cháy, chống hóa chất, cách điện; mặt nạ chống độc, chống cháy; bình dưỡng khí cá nhân; khẩu trang lọc độc, mũ bảo hộ chịu nhiệt, kính bảo hộ chịu nhiệt...

      6. Các dụng cụ chữa cháy thô sơ: phuy, bể chứa nước chứa cát; bơm tay; xô; thùng; gầu vảy; xẻng cuốc xà beng; câu liêm, thang, chăn sợi dập lửa (thường là loại làm bằng sợi cotton, dễ thấm nước, có kích thước thông thường là (2 x 1,5)m hoặc (2 x 1,6)m ...

      Lưu ý: để dễ nhận biết trong việc sử dụng, các phương tiện chữa cháy thô sơ cần được sơn màu đỏ hoặc xen kẽ đỏ trắng.

      7. Cát dùng chữa cháy:

      a) Do cát có nhiệt độ nóng chảy từ 1.710 độ C đến 1.725 độ C, nhiệt độ sôi là 2.590 độ C nên có khả năng thu nhiệt lớn. Khi đưa cát vào đám cháy, một mặt cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách ôxy với đám cháy làm cho lửa tắt (tác dụng làm ngạt). Cát là chất chữa cháy dễ kiếm, rẻ tiền và sử dụng chữa cháy rất đơn giản.

      b) Cát thường được dùng để chữa các đám cháy chất lỏng rất có hiệu quả. Cát còn có tác dụng bao vây, ngăn cách chất lỏng cháy không cho tràn ra xung quanh, gây cháy lan. Tại các cơ sở xăng dầu, các phòng thí nghiệm, các kho hóa chất... cần dự trữ cát để chữa cháy.

      c) Để phục vụ cho việc chữa cháy có hiệu quả, cát thường được bố trí trong các thùng, phuy, bể hoặc chứa trong các hố sâu trên mặt đất gần đối tượng cần bảo vệ. Để dập cháy, đưa cát vào đám cháy, tại nơi chứa cát còn phải bố trí xẻng xúc cát hoặc xô, thùng để múc cát đưa vào đám cháy. Xẻng, xô, thùng thường được sơn màu đỏ để chỉ dẫn dùng vào Mục đích chữa cháy.

      8. Các loại biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn, dải băng về PCCC.

      a) Các tín hiệu ưu tiên, tín hiệu sử dụng trong chữa cháy theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014.

      b) Các dấu hiệu an toàn: các đơn vị tham khảo trong TCVN 4879:1989 (Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn).

      9. Các trang bị phụ trợ, chỉ huy: tủ hộp đựng bình, lăng vòi chữa cháy, lều bạt dã chiến, loa cầm tay, đèn chiếu sáng cầm tay, băng tay, cờ hiệu.

      10. Các loại đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn; biển chỉ dẫn sự cố, hướng dẫn thoát nạn.

      11. Các dụng cụ phá dỡ thông dụng: kích tay, kích hơi; kìm, kéo cộng lực; cưa tay, cưa máy; khoan phá; búa; xà beng...

      12. Các phương tiện cứu người: thang dây, dây cứu, ống cứu, cáng, võng, chăn, đệm; túi, tủ thuốc, dụng cụ y tế sơ cứu...

      Danh Mục trang bị phương tiện về PCCC-CNCH trên có thể được Điều chỉnh, bổ sung theo các quy định của cấp, cơ quan có thẩm quyền.

      Trên đây là thông tin mà bạn thắc mắc. Ban biên tập thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn