Có được nhập khẩu tàu chở dầu đã qua sử dụng để phá dỡ hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 25/04/2022

Công ty của tôi chuẩn bị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động nên muốn hỏi có được nhập khẩu tàu chở dầu đã qua sử dụng để phá dỡ hay không?  Và hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động gồm những gì?

    • Có được nhập khẩu tàu chở dầu đã qua sử dụng để phá dỡ hay không?

      Căn cứ Điều 5 Nghị định 82/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('68870', '363621');" target='_blank'>Điều 5 Nghị định 82/2019/NĐ-CP có quy định tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ, gồm:

      1. Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.

      2. Tàu container.

      3. Tàu chở quặng.

      4. Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.

      5. Tàu chở gas, khí hóa lỏng.

      6. Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.

      Như vậy, nếu tàu chở Dầu thô có thân vỏ làm bằng vật liệu phi kim loại thì công ty của bạn có thể được nhập khẩu để phá dỡ.

      Hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động gồm những gì?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Nghị định này hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động, gồm:

      a) Văn bản đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản);

      b) Quyết định phê duyệt kèm theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ cơ sở phá dỡ tàu biển (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

      c) Hồ sơ hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

      d) Hồ sơ hoàn công của cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

      đ) Quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

      e) Văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn