Cơ quan nào cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ? Thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 11/08/2022

Cơ quan nào cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ? Thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ?

Công ty của tôi có dự định nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng về Việt Nam để phá dỡ, chúng  tôi đang tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan, xin hỏi cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ?

    • Cơ quan nào cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ? Thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Cơ quan nào cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ?

      Căn cứ Điều 19 Nghị định 82/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('68870', '371696');" target='_blank'>Điều 19 Nghị định 82/2019/NĐ-CP có quy định về thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ như sau:

      1. Hồ sơ đề nghị, gồm:

      a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính);

      b) Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

      c) Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

      2. Quy trình xử lý:

      a) Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

      b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định;

      c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

      Như vậy, theo quy định như trên, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.

      2. Thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ?

      Căn cứ Điều 20 Nghị định 82/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('68870', '371696');" target='_blank'>Điều 20 Nghị định 82/2019/NĐ-CP thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ như sau:

      1. Doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải nộp cho cơ quan hải quan khu vực 01 bộ hồ sơ, gồm:

      a) Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

      b) Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

      c) Hợp đồng mua bán tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

      d) Biên bản giao nhận tàu biển đã qua sử dụng được ký kết giữa người bàn giao và người nhận bàn giao (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

      2. Căn cứ hồ sơ nhập khẩu tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này, quy định của pháp luật về hải quan và các quy định có liên quan khác của pháp luật, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.

      Theo đó, việc nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ được thực hiện theo thủ tục như trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn