Hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ khi nào được xem là hàng hóa có xuất xứ?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/08/2019

Ban biên tập cho tôi hỏi, có trường hợp nào hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ rõ ràng mà vẫn được xem là hàng hóa có xuất xứ? Nhờ được hỗ trợ dựa trên quy định mới nhất!

    • Theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 12/2019/TT-BCT (Có hiệu lực ngày 12/9/2019) quy định các điều kiện để hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu không rõ ràng trở thành hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, cụ thể như sau:

      - Hàng hóa có hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không thấp hơn 40% trị giá FOB tính theo công thức quy định tại Điều 8 Thông tư này và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một Nước thành viên; hoặc

      - Hàng hóa thuộc các Chương 25, 26, 28, 29, 31 và 39; từ Chương 42 đến Chương 49; từ Chương 57 đến Chương 59; các Chương 61, 62, 64; từ Chương 66 đến Chương 71; từ Chương 73 đến Chương 83; các Chương 86 và 88; từ Chương 91 đến Chương 97 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (CTH), ngoại trừ các Nhóm 29.01, 29.02, 31.05, 39.01, 39.02, 39.03, 39.07, 39.08 áp dụng tiêu chí xuất xứ RVC 40%

      Như vậy, nếu hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ mà đáp ứng 01 trong 02 điều kiện được nêu trên Điều luật trên được xem là hàng hóa có xuất xứ.

      Ban biên tập phản hồi đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 7 Thông tư 12/2019/TT-BCT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn