Mục tiêu của Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/11/2022

Mục tiêu của Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030? Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì đối với việc phát triển sản xuất bền vững cho xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì đối với việc phát triển sản xuất bền vững cho xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?

Nhờ tư vấn giúp tôi.

    • 1. Mục tiêu của Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030

      Tại Mục I Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định mục tiêu của Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

      Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động) nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã được nêu tại Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, hướng tới mục tiêu: Xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu cân đối, hài hòa, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam, khai mở các thị trường, lĩnh vực mới, có tiềm năng, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

      2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì đối với việc phát triển sản xuất bền vững cho xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?

      Tại Tiết a Tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm đối với việc phát triển sản xuất bền vững cho xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

      Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

      - Triển khai Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản xuất xanh sạch, bền vững; kết hợp phát triển du lịch và ẩm thực với xuất khẩu nông sản, thủy sản.

      - Tăng cường liên kết, phát huy vai trò của tổ chức của nông dân (Tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp) trong việc phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến, tiếp cận thị trường và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản.

      Thúc đẩy nghiên cứu phát triển giống mới, ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống sản phẩm mới, đặc thù, trong bảo quản sau thu hoạch nhằm tạo giá trị khác biệt cho hàng nông sản, tạo ưu thế riêng trong xuất khẩu trước các đối thủ cạnh tranh.

      3. Bộ Công Thương có trách nhiệm gì đối với việc phát triển sản xuất bền vững cho xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?

      Tại Tiết b Tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Công Thương có trách nhiệm đối với việc phát triển sản xuất bền vững cho xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

      Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

      - Triển khai Kế hoạch tái cơ cấu các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt trong các ngành chế biến, chế tạo nhằm tạo sự bứt phá và động lực mới cho tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu.

      - Ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy xây dựng các trung tâm sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là một số lĩnh vực xuất khẩu quan trọng như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí.

      - Tuyên truyền, thúc đẩy việc áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm điện, nước, vật tư, tiết kiệm và tận dụng nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý tốt an toàn sản xuất công nghiệp. Khuyến khích đầu tư nghiên cứu áp dụng các quy trình và phương pháp sản xuất thân thiện môi trường, khuyến khích sử dụng các biện pháp để cải thiện và xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp.

      - Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về cụm công nghiệp sinh thái, bền vững; áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, vận hành, quản lý các cụm công nghiệp.

      - Xác định cụ thể các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới như: hàng hóa thân thiện với môi trường, sản phẩm điện tử, hàng dệt may kỹ thuật,...

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn