Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói dùng để xác định xuất xứ hàng hóa giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/03/2023

Xin hỏi quy định về nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói dùng để xác định xuất xứ hàng hóa giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản như thế nào? - Câu hỏi của Manh Hưng (Nam Định)

    • Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói dùng để xác định xuất xứ hàng hóa giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản như thế nào?

      Căn cứ Điều 13 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói dùng để xác định xuất xứ hàng hóa giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản như sau:

      Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói

      1. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích chuyên chở và vận chuyển hàng hóa không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

      2. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ, khi được phân loại cùng với hàng hóa đó, không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí CTC.

      3. Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí RVC, trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ được coi là nguyên liệu có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp, khi tính RVC của hàng hóa.

      Theo đó, nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói dùng để xác định xuất xứ hàng hóa giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản như sau:

      - Không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa: nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích chuyên chở và vận chuyển hàng hóa.

      - Không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí CTC: nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ, khi được phân loại cùng với hàng hóa đó.

      - Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí RVC: trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ được coi là nguyên liệu có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp, khi tính RVC của hàng hóa.


      (Hình từ Internet)

      Các nguyên liệu trung gian giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản là nguyên liệu gì?

      Theo Điều 15 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định các nguyên liệu trung gian giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản như sau:

      Các nguyên liệu trung gian

      1. Các nguyên liệu trung gian được xem là nguyên liệu có xuất xứ không xét đến nơi chúng được sản xuất ra.

      2. “Các nguyên liệu trung gian” là những hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa nhưng không cấu thành vật lý vào hàng hóa đó hoặc là những hàng hóa được sử dụng để bảo dưỡng nhà xưởng hoặc vận hành thiết bị có liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, bao gồm:

      a) Nhiên liệu và năng lượng.

      b) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.

      c) Phụ tùng và nguyên liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.

      d) Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng.

      đ) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, vật tư trang bị bảo hộ lao động.

      e) Trang thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa.

      g) Chất xúc tác và dung môi.

      h) Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành vào hàng hóa nhưng việc sử dụng chúng phải được chứng minh là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

      Theo đó, các nguyên liệu trung gian giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản là là những hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa nhưng không cấu thành vật lý vào hàng hóa đó hoặc là những hàng hóa được sử dụng để bảo dưỡng nhà xưởng hoặc vận hành thiết bị có liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, bao gồm:

      +) Nhiên liệu và năng lượng.

      +) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.

      +) Phụ tùng và nguyên liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.

      +) Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng.

      +) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, vật tư trang bị bảo hộ lao động.

      +) Trang thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa.

      +) Chất xúc tác và dung môi.

      +) Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành vào hàng hóa nhưng việc sử dụng chúng phải được chứng minh là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

      Chứng từ chứng minh nguyên liệu được cộng gộp trong quá trình sản xuất hàng hóa là nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên ASEAN - Nhật Bản gồm những chứng từ nào?

      Tại Điều 24 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định chứng từ chứng minh nguyên liệu được cộng gộp trong quá trình sản xuất hàng hóa là nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên ASEAN - Nhật Bản gồm:

      Chứng từ đối với trường hợp cộng gộp

      Theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, trường hợp phải có chứng từ chứng minh cho việc cấp C/O hoặc cho việc kiểm tra, xác minh để chứng minh nguyên liệu được cộng gộp trong quá trình sản xuất hàng hóa là nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên, một trong các chứng từ sau có thể được sử dụng:

      1. Khai báo của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa.

      2. Hóa đơn thương mại.

      3. Bản sao của C/O đã cấp cho nguyên liệu do nước thành viên xuất khẩu nguyên liệu cấp, kể cả bản sao của C/O cấp sau.

      4. Bất kỳ chứng từ nào có liên quan khác.

      Căn cứ quy định trên, chứng từ chứng minh nguyên liệu được cộng gộp trong quá trình sản xuất hàng hóa là nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên ASEAN - Nhật Bản gồm một trong các chứng từ sau:

      - Khai báo của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa.

      - Hóa đơn thương mại.

      - Bản sao của C/O đã cấp cho nguyên liệu do nước thành viên xuất khẩu nguyên liệu cấp, kể cả bản sao của C/O cấp sau.

      - Bất kỳ chứng từ nào có liên quan khác.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 13 Thông tư 37/2022/TT-BCT Tải về
    • Điều 15 Thông tư 37/2022/TT-BCT Tải về
    • Điều 24 Thông tư 37/2022/TT-BCT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn