Nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may để thực thi Hiệp định CPTPP

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/11/2019

Theo tôi được biết thì quy định mới về thực thi Hiệp định CPTPP vừa được ban hành. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định mới này thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may để thực thi Hiệp định CPTPP sẽ thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

    • Nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may để thực thi Hiệp định CPTPP được quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2019/TT-BCT (có hiệu lực từ 14/11/2019), cụ thể như sau:

      1. Không áp dụng đồng thời biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa, trong cùng một thời điểm, với một trong các biện pháp dưới đây:

      a) Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại Luật quản lý ngoại thương;

      b) Biện pháp tự vệ chuyển tiếp được quy định tại Thông tư này.

      2. Không áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may quá giai đoạn chuyển tiếp đối với hàng dệt may đó.

      3. Không áp dụng quá một lần biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa.

      4. Việc điều tra, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may phải được thực hiện phù hợp với Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và các quy định Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư này.

      Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 9 Thông tư 19/2019/TT-BCT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn