Thông tin trong Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may để thực thi Hiệp định CPTPP

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/11/2019

Tôi được biết là có văn bản mới quy định về vấn đề thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện xuyên Thái Bình Dương. Anh chị vui lòng cung cấp giúp tôi quy định về thông tin trong Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may để thực thi Hiệp định CPTPP? Cảm ơn

    • Quy định về thông tin trong Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may để thực thi Hiệp định CPTPP được quy định tại Điều 10 Thông tư 19/2019/TT-BCT (có hiệu lực từ 14/11/2019), cụ thể như sau:

      1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may (trong Chương này gọi là Hồ sơ yêu cầu) gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may và các giấy tờ, tài liệu có liên quan theo quy định tại Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

      2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP phải đáp ứng bổ sung các nội dung cụ thể sau đây:

      a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu theo điểm d Khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP là thông tin mô tả về hàng dệt may bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp khẩn cấp bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định;

      b) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng dệt may nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và trong đó ít nhất có 03 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực;

      c) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm g Khoản 2 Điều 47 Nghị định 10/2018/NĐ-CP trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 03 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực.

      d) Thông tin về giai đoạn chuyển tiếp của hàng dệt may nhập khẩu bị yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may.

      Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 10 Thông tư 19/2019/TT-BCT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn