Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân là quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành, trước đây Nghị định 01-CP năm 1977 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ do Hội đồng Chính phủ ban hành không nhắc tới vấn đề nêu trên.

Thanh tra được hiểu là hoạt động kiểm tra, xem xét tình hình thực tế để từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét nhằm cải thiện, xử lý các sai sót. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các quyết định mà mình đã ban hành. Điều hết sức cần thiết giúp phát hiện ra sai sót, vi phạm của tổ chức cá nhân để xử lý.Chính vì vậy thanh tra được xác định là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước.

Theo đó, ban thanh tra nhân dân trong quá trình hoạt động phải tuân thủ theo các quy định pháp luật nhằm bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

Ban thanh tra nhân dân thay đổi như thế nào:
Thành lập Ban thanh tra nhân dân được quy định tại Điều 12 Luật Thanh tra 2010, theo đó: 1. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ...

Thành lập Ban thanh tra nhân dân được quy định tại Điều 11 Luật Thanh tra 2004, theo đó: 1. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó hướng ...

Thành lập Ban thanh tra nhân dân được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh thanh tra 1990, theo đó: Các tổ chức thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, đơn vị sản xuất, kinh doanh, cơ quan hành chính sự nghiệp để thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật Nhà nước tại địa phương, đơn vị, cơ quan mình. Trong phạm vi chức năng của mình, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động các cấp có trách nhiệm ...