Bảo trì nhà ở

Bảo trì nhà ở lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật nhà ở 2005 và nội dung này tiếp tục được hoàn thiện qua các Luật nhà ở sau đó.

Theo cách hiểu thông thường, Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo trì nhà ở bao gồm các công việc như: kiểm tra, kiểm định chất lượng, sửa chữa phần xây dựng, thay thế các thiết bị sử dụng trong nhà... nhằm duy trì chất lượng nhà ở. Về nguyên tắc, việc bảo trì nhà ở sẽ do chủ sở hữu hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở thực hiện. Đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, vì đây là tài sản đặc biệt nên khi thực hiện bảo trì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức, cá nhân bảo trì nhà ở phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và bảo đảm vệ sinh, môi trường trong quá trình bảo trì nhà ở.

Bảo trì nhà ở thay đổi như thế nào:
Hiện nay, việc bảo trì nhà ở được quy định tại Điều 86 Luật nhà ở 2014 với nội dung như sau: - Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở; trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang quản lý, sử dụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó. - Việc bảo trì nhà ở phải được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; đối với nhà ở quy định tại khoản 1 ...

Trước ngày 01/07/2015, việc bảo trì nhà ở được quy định tại Điều 75 Luật nhà ở 2005 với nội dung như sau: - Bảo trì nhà ở là việc duy tu, bảo dưỡng nhà ở theo định kỳ và sửa chữa khi có các hư hỏng nhằm duy trì chất lượng nhà ở. - Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm bảo trì nhà ở của mình theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật về xây dựng. Trên đây là nội dung trả lời về việc ...