Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.

Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Theo đó, các biện pháp ngăn chặn được xem là một trong những hoạt động của tố tụng hình sự, nó được áp dụng nhằm ngăn ngừa những hành vi nguy hiểm cho xã hội của chủ thể, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Và bắt bị can, bị cáo để tạm giam được xem là một trong số những biện pháp ngăn chặn, việc áp dụng biện pháp nêu trên phải tuân thủ theo quy định, trình tự, thủ tục nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam thay đổi như thế nào:
Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định như sau: 1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam: a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện ...

Căn cứ theo quy định tại Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định như sau: 1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam: a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp; c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc ...

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 1988, bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định như sau: 1- Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người: a) Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; b) Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp; c) Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu trở lên ...