Cách thức nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp. Quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng do có việc chọn tạo, phát hiện, phát triển, sử dụng, chuyển giao cho người khác, để thừa kế, kế thừa và quyền được bảo vệ khi quyền của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng bị xâm phạm. Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng. Cách thức nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng lần đầu tiên được ghi nhận cụ thể tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 và tiếp tục hoàn thiện qua các luật về sau.

Cách thức nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng thay đổi như thế nào:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định đăng ký quyền đối với giống cây trồng như sau: 1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 157 của Luật này nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơn đăng ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. 2. Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện ...

Căn cứ theo quy định tại Điều 165 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định cách thức nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng như sau: 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơn đăng ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua đại ...