Chấm dứt hợp đồng

Chấm dứt hợp đồng đồng là quy định liên quan đến chế định hợp đồng được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật dân sự 1995, trước đây Nghị định 29-CP năm 1962 ban hành điều lệ tạm thời quy định những nguyên tắc xử lý trong việc chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế do Hội đồng Chính phủ ban hành có nhắc đến hợp đồng kinh tế nhưng không quy định vấn đề nêu trên.

Hợp đồng được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày, trong các giao dịch dân sự, mua bán hàng hóa… bản chất của hợp đồng chính là sự thỏa hiệp giữa các ý chí, tức là có sự ưng thuận giữa các bên với nhau, cùng nhau đưa ra các điều khoản, tự do quy định nội dung hợp đồng, tự do xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên. Và cũng chính từ sự thỏa thuận đó mà hợp đồng không phải tồn tại một cách vĩnh viễn, nó có thể bị chấm dứt theo thỏa thuận hoặc quy định pháp luật dân sự. Khi chấm dứt hợp đồng thì mối quan hệ quyền và nghĩa vụ của các bên đã giao kết với nhau cũng sẽ chấm dứt theo.

Chấm dứt hợp đồng thay đổi như thế nào:
Điều 422 Luật dân sự quy định về Chấm dứt hợp đồng như sau: Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: Hợp đồng đã được hoàn thành; Theo thỏa thuận của các bên; Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn; Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều ...

Trường hợp chấm dứt hợp đồng theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định tại Điều 418, theo đó: Hợp đồng dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1- Hợp đồng đã được hoàn thành; 2- Theo thoả thuận của các bên; 3- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể đó thực hiện; 4- Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đình chỉ; 5- Hợp đồng không thể thực hiện ...