Chính sách của nhà nước về lao động

Tại Bộ luật lao động 1994, thuật ngữ này chưa được đề cập một cách chính xác tuyệt đối là chính sách của nhà nước về lao động, cũng chưa tập hợp các chính sách cụ thể vào một điều luật nhất định. Tuy nhiên, đã thể hiện sự hình thành các chế độ đầu tiên để thể hiện sự quan tâm, ưu đãi của nhà nước đối với lĩnh vực lao động, một lĩnh vực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các quốc gia trên thế giới. Sau này, tại Bộ luật lao động 2012, vấn đề này được thể hiện rõ ràng và hoàn thiện hơn, cho thấy sự phát triển của các quan hệ lao động trong tất cả các ngành kinh tế không thể thiếu sự đóng góp, hỗ trợ từ phía các cơ quan, ban ngành, tổ chức của nhà nước thông qua việc triển khai thực hiện trên thực tế các chính sách về lao động. Do vậy, việc đề ra, ghi nhận và ngày càng mở rộng các chính sách của nhà nước về lao động trong các văn bản pháp luật hoàn toàn là vấn đề hết sức hợp lý để thúc đẩy nền kinh tế đi lên tại tất cả các thời điểm.

Chính sách của nhà nước về lao động thay đổi như thế nào:
Theo quy định tại Điều 4 Bộ Luật lao động 2012 thì chính sách của nhà nước về lao động được quy định cụ thể như sau: 1. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. 2. Bảo đảm quyền và lợi ...

Theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Bộ Luật lao động 1994 thì chính sách của nhà nước về lao động được quy định cụ thể như sau: - Nhà nước thống nhất quản lý nguồn nhân lực và quản lý lao động bằng pháp luật và có chính sách để phát triển, phân bố nguồn nhân lực, phát triển đa dạng các hình thức sử dụng lao động và dịch vụ việc làm. - Nhà nước hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động xây dựng ...