Đại diện theo pháp luật của cá nhân

Đại diện theo pháp luật của cá nhân quy định liên quan đến vấn đề đại diện được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật dân sự 1995.

Theo đó, người được đại diện thường sẽ là những chủ thể chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự…. những chủ thể này là người không có hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cho nên phải có người đại diện theo pháp luật. Người đại diện thực hiện việc quản lý, giám sát những giao dịch dân sự của người được đại diện ký kết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ bởi những chủ thể này chưa nhận thức được đầy đủ các vấn đề liên quan đến giao dịch mà mình tham gia.

Đại diện theo pháp luật của cá nhân thay đổi như thế nào:
Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì người dại diện theo pháp luật của cá nhân là: - Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. - Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. - Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản ...

Theo quy định tại Điều 141, 147 Bộ luật Dân sự 2005 thì nội dung này được quy định như sau: Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Người đại diện theo pháp luật bao gồm: 1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; 2. Người giám hộ đối với người được giám hộ; 3. Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; 4. Người đứng đầu pháp nhân ...

Theo quy định tại Điều 149, 156 Bộ luật Dân sự 1995 thì nội dung này được quy định như sau: Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây: a) Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục; b) Người đại diện hoặc người được đại diện chết; c) Người đại diện mất năng ...