Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Đăng ký thường trú được hiểu là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.

Về nguyên tắc, công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật cho phép Công dân được Đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.

Đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật Cư trú 2006 và nội dung này ngày càng được hoàn thiện qua các Luật về sau. Đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương là quy định tiến bộ, trước hết tạo điều kiện để công dân có chỗ ở hợp pháp, ổn định lâu dài để làm ăn sinh sống và học tập. Ngoài ra, việc đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương chỉ áp dụng cho các đối tượng nhất định nên sẽ hạn chế tình trạng di dân ồ ạt đến các thành phố lớn, đảm bảo tình hình an sinh xã hội.

Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thay đổi như thế nào:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật cư trú sửa đổi 2013, có quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau: Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: 1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một ...

Theo Điều 20 Luật Cư trú 2006 thì: Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: 1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; 2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào ...