Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự

Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự lần đầu tiên được ghi nhận tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các văn bản luật thi hành án dân sự về sau.

Theo quy định của luật thi hành án dân sự thì hệ thống tổ chức thi hành án dân sự sẽ được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất theo 3 cấp: Trung ương (Tổng cục Thi hành án dân sự), cấp tỉnh (Cục Thi hành án dân sự tỉnh), cấp huyện (Chi cục Thi hành án dân sự huyện). Hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội sẽ được tổ chức với Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý thi hành án trực thuộc Bộ Quốc phòng; ở quân khu và tương đương có Phòng Thi hành án quân khu và tương đương.

Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự thay đổi như thế nào:
Theo quy định tại Điều 13 Luật thi hành án dân sự 2008 thì hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được quy định cụ thể như sau: Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm: - Cơ quan quản lý thi hành án dân sự: + Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; + Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. - Cơ quan thi hành án dân sự: + Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố ...

Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án dân sự được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004, theo đó: Các Cơ quan thi hành án dân sự gồm có: 1. Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan thi hành án cấp tỉnh); 2. Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Cơ quan thi hành án cấp huyện); 3. Cơ ...

Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án dân sự được quy định tại Điều 17 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, theo đó: Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự. 1- Các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự gồm có cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý công tác thi hành án thuộc Bộ Quốc ...