Hình phạt tước một số quyền công dân

Quyền công dân là những quyền mà Nhà nước trao cho cá nhân mang quốc tịch nước đó.

Dưới chế độ dân chủ nhân dân, sinh mệnh chính trị của con người rất quý. Quyền công dân là quyền thiêng liêng của mọi người, để tham gia xây dựng chính quyền vững mạnh. Đó là quyền tự do dân chủ của người công dân. Tuy nhiên đối với kẻ thù của nhân dân thì phải tăng cường chuyên chính không để chúng lợi dụng quyền dân chủ của nhân dân để phá hoại chính quyền bằng cách này hay cách khác, vì vậy tước quyền công dân cũng là một biện pháp ngăn chặn hành động phá hoại của kẻ thù của nhân dân. Cho nên biện pháp tước quyền công dân không thể tách rời đường lối của Đảng và Chính phủ hiện nay là: mở rộng dân chủ, tăng cường chuyên chính.

Về bản chất, tước một số quyền công dân là hình phạt bổ sung, mang tính chất chính trị, không cho người bị kết án hưởng một số quyền chính trị của công dân trong thời hạn nhất định để phòng ngừa sự lợi dụng các quyền đó để gây thiệt hại cho xã hội và Nhà nước. Hình phạt này được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật hình sự 1985. Ở mỗi giai đoạn lịch sử thì hình phạt tước một số quyền công dân sẽ có những thay đổi nhất định.

Hình phạt tước một số quyền công dân thay đổi như thế nào:
Theo quy định tại Điều 44 Bộ Luật Hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì: Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây: - Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; - Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.  Như ...

Hình phạt tước một số quyền công dân được quy định tại Điều 39 Bộ Luật hình sự 1999 như sau: 1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây: a) Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước; b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục ...

Trước khi Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực thì hình phạt tước một số quyền công dân được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Bộ luật hình sự 1985 như sau: Công dân Việt Nam phạm các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm các tội khác trong những trường hợp Bộ luật này quy định, thì bị tước hoặc có thể bị tước một số quyền công dân dưới đây: - Quyền bầu cử đại biểu các cơ quan quyền lực ...

Có thể bạn quan tâm: