Hỏi người làm chứng trong tố tụng dân sự

Hỏi người làm chứng là quy định liên quan đến pháp luật tố tụng được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004, trước đây Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng nhà nước ban hành không nhắc tới quy định nêu trên.

Tố tụng dân sự được hiểu là tổng thể các quy trình, thủ tục, công đoạn có mối quan hệ chặt chẽ, liên tiếp với nhau để thông qua đó các chủ thể tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật, đưa ra các biện pháp cần thiết để giải quyết các tranh chấp dân sự một cách khách quan, công bằng, đúng pháp luật và đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia.

Lời khai của người làm chứng là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét, đánh giá các tình tiết trong vụ án nhằm đưa ra bản án, quyết định chính xác và công bằng. Do đó, khi tiến hành hỏi người làm chứng thì phải tuân thủ các trình tự và nguyên tắc tố tụng theo quy định pháp luật.

Hỏi người làm chứng trong tố tụng dân sự thay đổi như thế nào:
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới việc hỏi người làm chứng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016), theo đó:     1. Trước khi hỏi người làm chứng, chủ tọa phiên tòa phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy ...

Căn cứ theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, việc hỏi người làm chứng theo thủ tục Tố tụng được quy định như sau: 1. Trong trường hợp có nhiều người làm chứng thì phải hỏi riêng từng người một. 2. Trước khi hỏi người làm chứng, chủ toạ phiên toà phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ toạ phiên toà có thể yêu cầu cha, mẹ, người ...