Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại

Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật bảo vệ môi trường 2005 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các Luật bảo vệ môi trường về sau.

Trước hết, chất thải nguy hại được hiểu thải chất có chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây độc hại tới môi trường và sức khỏe. Những chất này phải có tên trong Danh mục Chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại là một trong những nội dung quan trọng của Luật bảo vệ môi trường, theo đó, Luật quy định chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, việc xử lý chất thải nguy hại chỉ tiến hành khi được cấp phép.

Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại thay đổi như thế nào:
Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại được quy định tại Điều 90 Luật bảo vệ môi trường 2014 như sau: - Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. - Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại. - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định danh mục ...

Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại được quy định tại Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường 2005, theo đó:  1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. 2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cấp giấy phép, ...