Lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước

Lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước là quy định được ghi nhận lầ đầu tiên tại Luật tài nguyên nước năm 1998.

Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Nó cung cấp vào hoạt động sản xuất đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội, đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sức khỏe cho cộng đồng. Ngoài ra, nó còn tạo ra năng lượng điện để cung cấp cho hoạt động của nền kinh tế thông qua việc sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy. Nước là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức khỏe.

Trước thực trạng nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt, nếu không có các chính sách về việc bảo vệ và sử dụng nước hợp lý, thì trong tương lai, nước sạch sẽ trở thành nguồn tài nguyên cực khan hiếm. Cho nên, việc lập phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm khách quan, hiệu quả.

Lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước thay đổi như thế nào:
Theo quy định tại Điều 21 Luật tài nguyên nước 2012 thì chế độ lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước được quy định cụ thể như sau: - Trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước được quy định như sau: + Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước chung của cả ...

Việc lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước trước ngày 01/01/2013 được quy định tại Điều 59 Luật tài nguyên nước 1998 với nội dung như sau: - Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các công trình quan trọng quốc gia về tài nguyên nước. - Chính phủ phê duyệt danh mục, quy hoạch các lưu vực sông lớn và các dự án công trình quan trọng về tài nguyên nước. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt các quy hoạch lưu vực sông, ...