Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước

Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 22 Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sau này.

Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Trong quá trình xây dựng, thực hiện dự án đầu tư thì quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án là một bước rất quan trọng. Mục đích của quá trình này là để xem xét tính khả thi của dự án cũng như tính phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển xã hội hay không.

Đặc biệt, đối với những dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước thì pháp luật cũng đặt ra một số yêu cầu liên quan đến hoạt động này nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách phân bổ cho dự án, tránh tình trạng sử dụng lãng phí xảy ra.

Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước thay đổi như thế nào:
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư được quy định tại Điều 34 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 như sau: 1. Lập, thẩm định dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư theo đúng tiêu chuẩn, quy ...

Thực hành tiết kiệm trong lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 27 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005, theo đó: 1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án ...

Thực hành tiết kiệm trong lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư được quy định tại Điều 22 Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 1998, theo đó: Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật các dự án đầu tư phải thực hiện theo các định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; người có thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự án đầu tư nếu gây lãng phí thì ...