Nghĩa vụ của Chi nhánh thương nhân nước ngoài

Nghĩa vụ của Chi nhánh thương nhân nước ngoài là quy định liên quan đến lĩnh vực kinh doanh thương mại được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật thương mại năm 1997. Theo đó, chi nhánh là đơn vị do doanh nghiệp thành lập ra nhằm mục đích mở rộng hoạt động thương mại và nó có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng theo quy định của pháp luật. Và trong xu hướng nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đó là quan hệ giao lưu thương mại giữa các nước ngày càng đẩy mạnh, sự xuất hiện của chi nhánh theo đó cũng ngày càng nhiều thêm. Pháp luật thương mại Việt Nam ghi nhận thương nhân nước ngoài được quyền thành lập chi nhánh theo quy định và chi nhánh đó sẽ phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại được diễn ra thuận lợi.

Nghĩa vụ của Chi nhánh thương nhân nước ngoài thay đổi như thế nào:
Theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Thương mại 2005 thì quyền, nghĩa vụ của Chi nhánh thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định cụ thể như sau: - Quyền của Chi nhánh + Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh. + Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Giao kết hợp đồng tại ...

Theo quy định tại Điều 44 Luật Thương mại 1997 thì Nghĩa vụ của Chi nhánh thương nhân nước ngoài được quy định cụ thể như sau: Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những nghĩa vụ sau đây: 1- Tuân thủ pháp luật Việt Nam; 2- Đăng ký, kê khai và nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam; 3- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trong trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán ...