Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Quy định này được đề cập lần đầu tiên tại Bộ luật lao động 1994. Mặc dù chưa thực sự hoàn thiện cùng với chế định quyền của người sử dụng lao động, tuy nhiên với tư cách là một bên trong quan hệ lao động, việc pháp luật quy định các hoạt động cụ thể mà người sử dụng lao động phải thực hiện trong quá trình tiến hành hoạt động lao động là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Cũng như người lao động, người sử dụng lao động xác định được mình đóng vai trò ra sao trong quan hệ lao động, mình nhận được những gì từ việc thực hiện hợp đồng lao động và song song với việc được hưởng các quyền đó thì mình phải thực hiện những nghĩa vụ gì trong quá trình diễn ra hoạt động lao động. Tương tự pháp luật cũng ghi nhận nghĩa vụ của bên còn lại trong hợp đồng lao động là người lao động với các quy định khác nhau được thay đổi qua từng thời kỳ của các văn bản luật lao động.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động thay đổi như thế nào:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2012 thì nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định cụ thể như sau: Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm ...

Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Lao động 1994 thì nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định cụ thể như sau: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và những thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động. Bộ luật Lao động 1994 còn quy định về quyền của người sử dụng lao động như sau: - Người sử dụng ...