Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là quy định liên quan đến quan hệ giữa cha mẹ và con được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Theo đó, ly hôn là biện pháp để chấm dứt cuộc sống hôn nhân với người vợ hoặc người chồng theo quy định, thủ tục của pháp luật. Mặc dù chấm dứt quan hệ hôn nhân nhưng khi cả hai nếu có con chung thì cha mẹ phải một số nghĩa vụ, quyền lợi nhất định liên quan đến vật chất, tinh thần để giúp con của họ được phát triển đầy đủ. Đây là quy định vừa mang tính trách nhiệm vừa mang tính quyền lợi của mỗi người vì con cái được xem là tài sản lớn nhất của người làm cha mẹ.

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thay đổi như thế nào:
Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định cụ thể như sau: - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. - Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con ...

Theo quy định tại Điều 92 và Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định cụ thể như sau: Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để ...

Theo quy định tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 thì nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định cụ thể như sau: Người không nuôi giữ con có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con và phải đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu trì hoãn hoặc lẩn tránh việc đóng góp, thì Toà án nhân dân quyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc buộc phải nộp những khoản phí tổn ...

Theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 1959 thì nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định cụ thể như sau: Người không giữ con vẫn có quyền thăm nom, săn sóc con. Vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi nấng và giáo dục con, mỗi người tuỳ theo khả năng của mình. Việc trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái, việc góp phần vào phí tổn ...