Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam

Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận tại Bộ luật Hàng hải 2005 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các quy định sau này nhằm đáp ứng nhu cầu hoàn thiện pháp luật quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.

Xuất phát từ tầm quan trọng của lĩnh vực hàng hải cũng như việc định đoạt quyền tài sản liên quan đến tàu biển, Bộ luật Hàng hải đã dành một điều luật cụ thể về nội dung thế chấp tàu biển Việt Nam. Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp. Đồng thời, theo tinh thần của Luật thì chủ tàu có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thế chấp tàu biển theo các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. Khi thực hiện thế chấp tàu biển, các bên phải tuân thủ đúng nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam.

Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam thay đổi như thế nào:
Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được hướng dẫn tại Điều 38 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó: 1. Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển. 2. Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác. 3. Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình ...

Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 34 Bộ luật Hàng hải 2005, theo đó: 1. Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của người nhận thế chấp tàu biển. 2. Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thoả thuận khác. 3. Trường hợp người nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo ...