Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ là quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật thanh tra năm 2004, trước đây Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành không nhắc tới vấn đề nêu trên.

Thanh tra được hiểu là hoạt động kiểm tra, xem xét tình hình thực tế để từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét nhằm cải thiện, xử lý các sai sót. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các quyết định mà mình đã ban hành. Điều hết sức cần thiết giúp phát hiện ra sai sót, vi phạm của tổ chức cá nhân để xử lý.Chính vì vậy thanh tra được xác định là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước.

Theo đó, trong quá trình hoạt động thì Tổng thanh tra Chính phủ sẽ có một số quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể theo quy định pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ thay đổi như thế nào:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 16 Luật Thanh tra 2010, theo đó: 1. Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ sau đây: a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng ...

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 16 Luật Thanh tra 2004, theo đó: 1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ. 2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó. 3. Trình Thủ tướng Chính phủ hoặc tự mình quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 4. Đề nghị ...

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Thanh tra 1990, theo đó: Tổng thanh tra Nhà nước có quyền: 1- Tạm đình chỉ thi hành quyết định xử lý của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp đối với đương sự đang khiếu nại, tố cáo để xem xét, giải quyết trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định; 2- ...