Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển

Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển là quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, trước đây Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành không nhắc tới quy định nêu trên.

Lực lượng Cảnh sát biển là lực lượng vũ trang nhân dân, là lực lượng quân sự chuyên trách thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Là lực lượng chuyên trách trên biển nên Cảnh sát biển được pháp luật cho phép tiến hành một số hoạt động điều tra khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xảy trên trên địa phạn mình quản lý.

Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển thay đổi như thế nào:
Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của lực lượng Cảnh sát biển được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Cụ thể là: Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XIII và các Điều 188, 189, 227, 235, 236, 237, 242, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 272, 273, 282, 284, 303, ...

Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển được quy định cụ thể như sau: 1. Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223, 230, 231, 232, 236, 238, 273 và 274 ...

Có thể bạn quan tâm: