Nước mặt

Nước mặt là quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật tài nguyên nước năm 1998.

Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Nó cung cấp cho hoạt động sản xuất đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội, đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sức khỏe cho cộng đồng. Ngoài ra, nó còn tạo ra năng lượng điện để cung cấp cho hoạt động của nền kinh tế thông qua việc sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy. Nước là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức khỏe.

Trước thực trạng nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt, nếu không có các chính sách về việc bảo vệ và sử dụng nước hợp lý, thì trong tương lai, nước sạch sẽ trở thành nguồn tài nguyên cực khan hiếm. Theo đó, việc sử dụng nước mặt phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm tiết kiệm, tránh ô nhiễm.

Nước mặt thay đổi như thế nào:
Nước mặt được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 2 Luật tài nguyên nước 2012 với nội dung như sau: Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Bên cạnh đó, Ban biên tập cũng cung cấp thêm cho bạn một số định nghĩa có liên quan như sau: - Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất. - Nguồn nước liên tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. - Nguồn nước nội tỉnh là nguồn nước phân ...

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Tài nguyên nước 1998 thì nước mặt được định nghĩa như sau: Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Bên cạnh đó, tại Điều này còn có định nghĩa về một số nội dung khác có liên quan như sau: - Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. - Nước sinh hoạt là nướcdùng cho ăn uống, vệ sinh của con người. Nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch ...