Phiên họp của Chính phủ

Phiên họp của Chính phủ là quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ 1960.

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Với tính năng động được quy định bởi nền kinh tế thị trường, hoạt động của Chính phủ có tác dụng thúc đẩy hoạt động của bộ máy nhà nước. Đây là cơ quan có chức năng cơ bản là thực thi Hiến pháp và pháp luật, hoạch định và điều hành chính sách quốc gia, tổ chức thực hiện phân bổ ngân sách, quản lý và phát huy tất cả các nguồn lực của quốc gia.

Ngoài ra nó là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật, Chính phủ bảo đảm quản lý thị trường, quản lý xã hội, bảo đảm quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền công dân; duy trì và bảo đảm trật tự cộng cộng. Theo đó, phiên họp của Chính phủ sẽ được tổ chức theo quy định của pháp luật

Phiên họp của Chính phủ thay đổi như thế nào:
Phiên họp của Chính phủ được quy định cụ thể tại Điều 46 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, theo đó: Phiên họp của Chính phủ được tiến hành phải tuân thủ những quy định sau: - Phiên họp của Chính phủ chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự. - Nội dung phiên họp của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ đề nghị và thông báo đến các thành viên Chính phủ. - Các quyết định của Chính phủ phải được ...

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật tổ chức chính phủ 2001, Phiên họp của Chính phủ được quy định như sau: Phiên họp của Chính phủ chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự. Trong các phiên họp thảo luận các vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 19 của Luật này, các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ...

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật tổ chức chính phủ 1992, Phiên họp của Chính phủ được quy định như sau: Trong các phiên họp thảo luận các vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 19 của Luật này, các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Thủ tướng. Theo đó, chúng tôi thông tin cho bạn biết thêm các ...

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật tổ chức hội đồng bộ trưởng 1981, được quy định như sau: - Các nghị quyết, nghị định và quyết định của Hội đồng bộ trưởng phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng bộ trưởng biểu quyết tán thành. - Theo đó, chúng tôi thông tin thêm đến bạn ở giai đoạn này Hội đồng bộ trưởng sinh hoạt định kỳ theo Điều lệ công tác của Hội đồng bộ trưởng. - Trong các phiên họp, Hội đồng bộ trưởng ...

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật tổ chức hội đồng Chính phủ 1960, được quy định như sau: - Những nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư và chỉ thị của Hội đồng Chính phủ phải được Hội nghị toàn thể của Hội đồng Chính phủ hoặc Hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ thông qua. - Theo đó, chúng tôi thông tin thêm đến bạn ở giai đoạn này Bộ máy làm việc của Hội đồng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là Phủ ...