Phòng vệ chính đáng trong pháp luật hình sự

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định chế định phòng vệ chính đáng trong luật hình sự. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế - xã hội mà mỗi quốc gia có những quy định khác nhau. Tại Việt Nam, chế định này được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật hình sự 1985 và phát triển dần qua các Bộ luật sau này.
Để xem xét hành vi là phòng vệ chính đáng tức là chống trả ở mức cần thiết thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ, mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại, cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xẩy ra sự việc.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, nhưng nếu hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, trách nhiệm hình sự đối với họ được giảm nhẹ rất nhiều so với trường hợp tội phạm không thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Phòng vệ chính đáng trong pháp luật hình sự thay đổi như thế nào:
Phòng vệ chính đáng được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ Luật Hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau: - Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Như vậy, một hành vi có được coi là phòng vệ chính ...

Theo điều 15 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về phòng vệ chính đáng như sau: * Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. * Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi ...

Phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự 1985, theo đó: 1- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của chính mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. 2- Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức ...

Có thể bạn quan tâm: