Quyền của bên cầm giữ

Quyền của bên cầm giữ là một quy định liên quan đến cầm giữ tài sản được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật dân sự 2005. Trước đây, Bộ luật dân sự 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành đã có nhắc đến biện pháp bảo đảm nhưng không quy định cầm giữ tài sản. Bản chất của cầm giữ tài sản là trong quá trình giao dịch dân sự nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hoặc đầy đủ như đã thỏa thuận thì bên có quyền sẽ được cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ. Theo đó, trong quá trình cầm giữ thì bên có quyền được thực hiện một số quyền hạn nhất định để bảo đảm lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên những quyền hạn này nằm trong một giới hạn nhất định và không được xâm phạm trái quy định ảnh hưởng đến lợi ích của bên có nghĩa vụ.

Quyền của bên cầm giữ thay đổi như thế nào:
Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì quyền của bên cầm giữ bao gồm: - Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ. - Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ. - Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý. - Giá trị của việc khai thác tài ...

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016 được quy định tại Khoản 2 Điều 416 Bộ luật Dân sự 2005 như sau: - Cầm giữ toàn bộ hoặc một phần tài sản trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; - Thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ và được dùng để bù trừ nghĩa vụ; - Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ; - Yêu cầu bên có tài sản bị cầm giữ thanh toán các chi ...