Ranh giới giữa các bất động sản

Ranh giới giữa các bất động sản được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật dân sự 1995 liên quan đến vấn đề quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, trước đây Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành không đề cập đến. Quy định này được xem là một trong những nghĩa vụ mà chủ thể khi thực hiện quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản phải tuân thủ theo đúng quy định. Theo đó, mỗi cá nhân và tổ chức khi sử dụng, thực hiện những quyền nêu trên thì phải có nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản, không được có những hành vi lấn chiếm hoặc xâm phạm đến ranh giới gây ra thiệt hại cho những chủ thể có liên quan. Nghĩa vụ này mang tính bắt buộc và áp dụng chung cho tất cả các chủ thể, các quan hệ dân sự hằng ngày. Thực tế là các vấn đề liên quan đến ranh giới bất động sản luôn diễn ra liên tục hằng ngày và phức tạp cho nên quy định nêu trên phần nào hạn chế các tranh chấp phát sinh xảy ra.

Ranh giới giữa các bất động sản thay đổi như thế nào:
Theo quy định tại Điều 265 Bộ luật Dân sự 2005 thì nội dung này được quy định như sau: 1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp. 2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không ...

Theo quy định tại Điều 270 Bộ luật Dân sự 1995 thì nội dung này được quy định như sau: 1- Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp. 2- Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không ...