Tái tạo nguồn lợi thủy sản

Tái tạo nguồn lợi thủy sản là khái niệm được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật thủy sản 2003, trước đây Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành không nhắc tới quy định nêu trên.

Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Nó đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh luơng thực, tạo lập công bằng xã hội, nhất là đối với các vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa.

Và đối với một nước có bờ biển dài hàng ngàn km cùng với diện tích mặt nước từ sông suối rất lớn thì nguồn lợi thủy sản đem lại cho nền kinh tế là không hề nhỏ. Tuy nhiên, nhằm khai khác hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi quý giá này thì phải tiến hành hoạt động tái tạo.

Tái tạo nguồn lợi thủy sản thay đổi như thế nào:
Khái niệm tái tạo nguồn lợi thủy sản được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật thủy sản 2017, theo đó: Tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động phục hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, trong Luật thủy sản 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) cũng quy định những khái niệm sau: - Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất ...

Căn cứ pháp lý: Điều 2 Luật Thủy sản 2003 Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản là  quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm phục hồi, gia tăng nguồn lợi thuỷ sản. ...