Thẩm quyền của Hội đồng xét xử vụ án hành chính

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử trong tố tụng hành chính là quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật tố tụng hành chính 2010, trước đây Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 không nhắc tới quy định nêu trên.

Tố tụng hành chính được hiểu là tổng thể các quy trình, thủ tục, công đoạn có mối quan hệ chặt chẽ, liên tiếp với nhau để thông qua đó các chủ thể tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật, đưa ra các biện pháp cần thiết để giải quyết các tranh chấp một cách khách quan, công bằng, đúng pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Theo đó, trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính thì Hội đồng xét xử sẽ có một số quyền hạn nhất định để tạo điều kiện quá trình tố tụng được diễn ra thuận lợi.

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử vụ án hành chính thay đổi như thế nào:
Theo Khoản 2 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì: Hội đồng xét xử có quyền quyết định: a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật; b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật và quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan (nếu có); buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, ...

Căn cứ theo quy định tại Điều 163 Luật tố tụng hành chính 2010, Thẩm quyền của Hội đồng xét xử trong tố tụng hành chính được quy định như sau: 1. Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan. 2. Hội đồng xét ...